- Tháng 4/1992, Tỉnh Thuận Hải chia thành hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Thư viện tỉnh Ninh thuận được thành lập theo Quyết định số 28 QĐ/UB-NT của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận ngày 09/5/1992. Điều 1 của Quyết định số 28 QĐ/UB-NT của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận ngày 09/5/1992 có ghi : " Nay thành lập Thư viện tỉnh Ninh thuận trên cơ sở tiếp nhận phần phân chia về tổ chức bộ máy, cán bộ, cơ sở vật chất, sách báo... của thư viện tỉnh Thuận Hải và củng cố bổ sung phát triển theo yêu cầu mở rộng hoạt động phục vụ,… ".
- Ngày 31/12/1993, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Bản quy định vị trí, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Thư viện tỉnh Ninh Thuận kèm theo quyết định số 2276 QĐ/UB-NT ngày 31/12/1993 của UBND tỉnh Ninh Thuận .
- Để phù hợp với yêu cầu phát triển, Ngày 16/12/2005, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định số 411/2005/QĐ-UBND Về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thư viện tỉnh Ninh Thuận. Đến ngày 02/12/2008, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định số 187/QĐ-SVHTTDL về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thư viện tỉnh Ninh Thuận.
- Vốn tài liệu ban đầu khoảng 30.000 bản sách ( gồm lượng tài liệu của Thư viện thị xã Phan rang Tháp chàm và phần phân chia sách báo từ Thư viện tỉnh Thuận Hải ).
- Địa điểm ban đầu : 197, Thống nhất, Phan rang (Thư viện thị xã cũ ). Đến 26/3/1993, chính thức bàn giao Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ tỉnh, số 01 Hùng Vương, Phan rang Tháp chàm làm trụ sở Thư viện tỉnh Ninh Thuận cho đến nay. Khu đất ban đầu : 1.730 m2, gồm dãy nhà 11 gian (đã đập bỏ để xây dãy nhà lầu mới như hiện nay) và căn nhà lầu cũ (Phòng mượn và thiếu nhi hiện nay). Tháng 9/1995, chính thức khai trương dãy nhà chính như hiện trạng hiện nay.
- Nhân sự tại thời điểm 30/5/1992: Giám đốc : Ông Lê Văn Lưu; CBCNV :10, Trong đó có: 06 cán bộ chính thức, 04 hợp đồng. Trình độ : 02 Đại học (có 01 ĐH thư viện) và 02 Trung cấp Thư viện.
Tuy hạn chế các điều kiện phục vụ nhưng ngay từ những ngày đầu, Thư viện tỉnh Ninh Thuận cũng đã nổ lực triển khai các hoạt động cơ bản phục vụ nhu cầu đọc của Bạn đọc trên địa bàn tỉnh.
*TÓM TẮT QUÁ TRÌNH NỔ LỰC CHUẨN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN :
- Đến nay, Thư viện tỉnh Ninh thuận đã có bước phát triển đáng kể về mọi mặt so với điểm xuất phát. Trình độ của đội ngũ có bước trưởng thành mới và có phong trào thi đua nề nếp nhưng hạn chế về diện tích kho phòng vẫn là một thách thức lớn đối với yêu cầu hoạt động của Thư viện tỉnh Ninh Thuận. Những năm qua, đơn vị đã nổ lực tích cực thực hiện việc từng bước chuẩn hóa các mặt hoạt động nhằm nâng chất lượng phục vụ Người đọc, thể hiện rõ vai trò thư viện trung tâm của tỉnh, tạo các điều kiện thuận lợi hơn cho việc hội nhập và phát triển. Thư viện tỉnh Ninh Thuận từng bước chuẩn hóa và phát triển từ một Thư viện Tỉnh chủ yếu với phương thức hoạt động truyền thống chuyển dần sang phương thức hoạt động tiếp cận với các tiêu chí Thư viện hiện đại. Đồng thời, từng bước tích cực hội nhập và rút ngắn khoảng cách với các Thư viện tỉnh, thành trong hệ thống thư viện công cộng trên toàn quốc. Đặc biệt là rút ngắn khoảng cách với các Thư viện tỉnh trong Liên hiệp Thư viện khu vực Miền Đông Nam bộ và Cực Nam Trung bộ.
+ Tổng số cán bộ, CC-VC: 19, Trong đó: Nữ : 13; Dân tộc thiểu số : 01; Đảng viên: 07; Đại học: 13; Trung cấp: 04 ; 04 phòng chuyên môn: Hành chính tổng hợp, Nghiệp vụ, Phục vụ bạn đọc và Tin học .
+ Với hơn 100.000 bản sách (sau nhiều lần thanh lý, thanh lọc kho) và các vật mang tin khác, hơn 200 tên Báo Tạp chí, có hệ thống kho phòng đa dạng và chủ yếu là kho mở phục vụ đọc tại chỗ và cho mượn về nhà, song song với nó là mô hình phục vụ lưu động dưới 2 hình thức trực tiếp và gián tiếp được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh, nhất là những điểm vùng sâu, vùng xa, các điểm xây dựng nông thôn mới.
+ Có hệ thống mạng được đầu tư nâng cấp phục vụ tích cực cho các qui trình quản lý hành chính, chuyên môn nghiệp vụ. Phục vụ bạn đọc tra cứu trực tuyến trên phần mềm ILIB 4.0 với hơn 60.000 biểu ghi thư mục về tài liệu, các CSDL toàn văn và dữ kiện .v.v.
Mục tiêu tổng quát :
- Tập trung huy động tốt nhất mọi nguồn lực về con người, cơ sở vật chất, kỹ thuật, vốn tài liệu nhằm nâng chất lượng phục vụ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin của bạn đọc.
- Thực hiện kế hoạch đổi mới hoạt động phục vụ bạn đọc theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hiện đại hóa trong các khâu hoạt đông của thư viện, tạo sự liên thông giữa các thư viện trong môi trường mạng nhằm khai thác vốn tài liệu phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu người đọc.
- Lấy nhiệm vụ phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặc biệt là công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương làm mục tiêu phát triển thư viện năm 2016 – 2020. Xây dựng và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, góp phần xây dựng văn hóa đọc ở địa phương.
- Mục tiêu cụ thể : Tiếp tục nâng hiệu quả ứng dụng Công nghệ thông tin, thực hiện hiệu quả Dự án BMGF và chú trọng biện pháp xã hội hóa, cải tiến và nâng hiệu quả các quy trình hoạt động nhằm phục vụ tốt hơn cho Bạn đọc.
- Nhiệm vụ trọng tâm :
+ Tiếp tục cụ thể hóa các văn bản các cấp liên quan đến công tác Thư viện, Quyết định số 187/QĐ-SVHTTDL ngày 02/12/2008 của Sở VH,TT&DL tỉnh Ninh Thuận về việc qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thư viện tỉnh Ninh thuận và các văn bản khác về công tác Thư viện.
+ Tổ chức đa dạng công tác thông tin tuyên truyền về các ngày lễ, sự kiện lớn và vốn tài liệu thư viện. Tham gia đầy đủ các hoạt động do Sở VH,TT&DL, Vụ thư viện, TVQGVN và Liên hiệp TVKV MĐNB&CNTB tổ chức.
+ Tiếp tục cải tiến mô hình: Nhiều kho + nhiều vật mang tin + một phòng phục vụ nhằm khắc phục hạn chế về diện tích kho phòng; Tăng chỉ số buổi phục vụ tại Thư viện, TV. lưu động, TV truyền thanh.v.v. ;
+ Từng bước thực hiện quy trình phục vụ người Khiếm thị và tàn tật; Tiếp tục đa dạng hình thức phục vụ bạn đọc thiếu nhi tại và ngoài Thư viện; Tổ chức kho, tăng cường sưu tầm, số hóa và phục vụ tài liệu địa chí.
+ Tiếp tục cụ thể hóa mô hình phục vụ của Phòng Đa Phương tiện. Triển khai có hiệu quả dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập internet công cộng tại Việt Nam” do quỹ BMGF tài trợ. .
+ Tiếp tục chú trọng củng cố và phát triển đa dạng các hình thức xã hội hóa hoạt động thư viện. Nâng chất công tác phối kết hợp với các ban ngành, địa phương, thành phần xã hội.v.v. đồng thời chú trọng tăng hình thức liên kết với các Thư viện trong hệ thống TV công cộng, TV các trường Đại học, các Trung tâm thông tin tư liệu.v.v. nhằm tăng năng lực nguồn tin phục vụ Bạn đọc. Nâng chất lượng các hình thức tổ chức hoạt động CLB Bạn đọc và nhóm cộng tác viên.
+ Tiếp tục bổ sung quy chế Mạng và Nâng hiệu quả hoạt động của hệ thống Mạng. Tăng các ứng dụng Mạng cải tiến các quy trình hoạt động hành chính, chuyên môn và tổ chức tra cứu trực tuyến. Tiếp tục khai thác có hiệu quả Phần mềm ILIB, thực hiện có hiệu quả quy trình hồi cố CSDL và số hóa tài liệu. Chú trọng biên tập các CSDL chuyên đề, tăng bổ sung nguồn lực thông tin và các ấn phẩm thông tin điện tử, củng cố nội dung và cập nhật thường xuyên trang Web của thư viện tỉnh trên Website của tỉnh.
+ Tiếp tục nâng chất lượng công tác Bổ sung, biên mục theo các chuẩn nghiệp vụ mới và phổ biến thông tin. Tăng tỉ lệ Vật mang tin mới, Tài liệu nói về địa phương, Xuất bản phẩm địa phương, tài liệu bằng ngôn ngữ dân tộc ít người của địa phương .
+ Tiếp tục bổ sung quy chế, quy định và chuẩn hóa các quy trình hoạt động.
Tiếp tục củng cố, cải tiến quy trình phối hợp hoạt động đoàn thể trên cơ sở thực hiện tốt quy chế dân chủ, phát huy sáng kiến và phong trào thi đua thực hiện các nhiệm vụ và chỉ tiêu trọng tâm, quy chế làm việc, kỷ cương hành chính, quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phát huy các nhân tố điển hình, tiếp tục hoàn thiện đề án vị trí việc làm, các định mức và nâng năng suất lao động.
+ Nâng chất công tác Bảo quản CSVC, trang thiết bị và tài liệu (bao gồm hệ thống Mạng và dữ liệu)
+ Chú trọng công tác xây dựng thư viện mạng lưới; Tiếp tục tăng biện pháp hướng dẫn nghiệp vụ các TV huyện, thành phố và tăng hình thức xã hội hóa hoạt động thư viện cơ sở. Tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn, tăng điểm luân chuyển nhằm nâng hiệu quả sử dụng Vốn tài liệu kho luân chuyển. Hướng dẫn khai thác có hiệu quả dự án BMGF-VN đối với thư viện huyện, xã xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu sách cho TV huyện và sản phẩm văn hóa cho xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và xã nghèo trong tỉnh.
+ Tiếp tục nâng kỹ năng nghề đội ngũ và hoàn thiện các quy trình công tác. Đặc biệt tiếp tục chú trọng nâng kỹ năng ứng dụng CNTT và tính hiện đại Bộ máy tra cứu. Cập nhật kiến thức mới nâng kỹ năng nghề bằng nhiều hình thức, cấp độ phù hợp với từng cán bộ tương hợp yêu cầu quy trình công nghệ phục vụ mới.
- Giải pháp chung:
+ Tham mưu với lãnh đạo chính quyền địa phương các cấp đưa vào kế hoạch xây dựng, lãnh đạo các chủ trương, định hướng phát triển hệ thống thư viện công cộng của tỉnh Ninh Thuận
+ Xây dựng các đề án, phương án triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: Sưu tầm, số hóa và phổ biến tài liệu địa chí; Xây dựng thư viện cấp xã trên địa bàn tỉnh; nâng cấp mạng; thư viện điện tử,…
- Giải pháp cụ thể :
+ Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin và tăng biện pháp xã hội hóa, cải tiến và nâng hiệu quả các quy trình hoạt động nhằm phục vụ Bạn đọc tốt hơn .
+ Chú trọng nâng chất phong trào thi đua phát huy sáng kiến, ứng dụng tin học và đa dạng hóa hình thức phối kết hợp với các ban ngành, địa phương, các tổ chức chính trị xã hội.v.v có hiệu quả vào mọi khâu hoạt động nhằm tiếp tục hoàn thiện, phát triển các mô hình phục vụ và cụ thể hóa mục tiêu nâng chất lượng phục vụ Bạn đọc.
+Tiếp tục nâng kỹ năng nghề của đội ngũ và hoàn thiện các quy trình công tác. Tiếp tục chú trọng nâng trình độ ứng dụng CNTT và hoàn thiện cơ sở dữ liệu nâng chất lượng của Bộ máy tra cứu.
+ Thường xuyên bổ sung quy chế, quy định hoạt động, phát huy các nhân tố điển hình, tiếp tục xây dựng, hoàn chỉnh đề án vị trí việc làm, các định mức và nâng năng suất lao động, hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng ngày càng cao .
+ Quan tâm công tác xây dựng thư viện mạng lưới, nâng chất lượng hoạt động của các thư viện huyện, thành phố; Tích cực tham mưu, hướng dẫn thành lập thư viện cấp xã nhất là ở các xã được hưởng lợi từ dự án BMGF và các xã xây dựng nông thôn mới; Tăng cường phối hợp phục vụ sách, báo tại cơ sở nhất là các điểm miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa.
BBT